Lễ Hội Ở Hội An: Tận Hưởng Một Không Gian Lịch Sử Và Văn Hóa Độc Đáo

Du lịch vào mùa lễ hội ở Hội An, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nét cổ kính của mỗi góc phố cổ, mỗi ngôi làng, đường phố. Mà còn được hòa mình vào không khí náo nhiệt. Cùng khám phá những lễ hội để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây.

Những lễ hội ở Hội An – Một phần tất yếu của văn hóa nơi đây

Có thể nói, không có nơi đâu lại nhiều lễ hội như Hội An. Các lễ hội, hoạt động được đầu tư công phu về nội dung, hình thức. Tất cả đủ cho thấy tầm quan trọng của lễ hội trong đời sống, văn hóa của người dân nơi đây.

lễ hội ở Hội An
Đường phố Hội An rực rỡ trong lễ hội

Với những lễ hội ở Hội An như: Thả đèn hoa đăng, lễ hội bà Thu Bồn, lễ vía bà Thiên Hậu,… Được tổ chức như để cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no cho một vùng đất mà đa phần họ từng là các thương lái, lênh đênh làm ăn trên biển cả.

Sân khấu thực cảnh “Ký ức Hội An” – show diễn đẳng cấp thế giới – Nguồn Youtube: Báo Thanh Niên

Những lễ hội ở Hội An cũng là dịp để người dân, du khách tận hưởng không gian lịch sử độc đáo, nét văn hóa hàng nghìn năm lịch sử.

Khám phá những lễ hội ở Hội An – Món quà lớn của phố cổ gửi tặng du khách

Tham gia vào các lễ hội giúp du khách hiểu hơn về văn hóa phố cổ và đem về cho mình những cung bậc cảm xúc đa chiều.

1.Lễ hội Hoa Đăng (Lễ hội đêm rằm phố cổ)

  • Địa điểm: Toàn khu phố cổ
  • Thời gian: 18:00 – 22:00 của ngày 14 âm lịch mỗi hàng tháng

Gợi ý: Giới Thiệu Về Khu Du Lịch Rừng Dừa Bảy Mẫu

lễ hội ở Hội An
Hoạt động thả đèn hoa đăng xuống sông Hoài như cầu mong hạnh phúc

Dẫn đầu danh sách 7 lễ hội đèn nồng nổi tiếng nhất thế giới, lễ hội Hoa Đăng ở Hội An mở ra không gian rực rỡ với những chiếc đèn lồng đủ màu sắc trên các con phố.

2. Lễ Hội Trung Thu Hội An – Lễ hội truyền thống ở Hội An

  • Địa điểm: Khu phố cổ Hội An
  • Thời gian: 15 tháng 8 âm lịch

Đây là một trong các lễ hội ở Hội An thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham gia. Hội An lúc này rực rỡ dưới ánh đèn lồng, khắp các con phố người dân nô nức rước đèn và phá cỗ trung thu.

3. Lễ hội Bà Thu Bồn – Một trong các lễ hội thu hút đông du khách

  • Địa điểm: Dinh Bà, Duy Tân, Duy Xuyên, Quảng Nam
  • Thời gian: Ngày 12 tháng 02 âm lịch

Tuy là một lễ hội không quá hoành tráng nhưng lại có các hoạt động truyền thống như: Kéo co, cơ người, thu làm bánh,… Một lễ hội tưởng nhớ, biết ơn và tôn vinh bà Thu Bồn – người phù hộ cho người dân làm nông, ngư nghiệp thuận lợi.

4. Lễ vía bà Thiên Hậu – Lễ hội truyền thống ở Hội An

  • Địa điểm: Hội quán Ngũ Bang , Hội Quán Phúc Kiến
  • Thời gian: Ngày 23 tháng 03 âm lịch
lễ hội ở Hội An
Lễ hội thu hút hàng nghìn du khách tham gia

Trong buổi lễ hội ở Hội An này, chủ hội sẽ đọc diễn văn bằng tiếng Hoa ca ngợi những công lao mà bà Thiên Hậu dành cho người dân nơi đây.

5. Lễ vu lan – lễ hội ở phố cổ Hội An

  • Địa điểm: Khu phố cổ và các ngôi chùa
  • Thời gian: Rằm tháng 7 âm lịch

Lễ báo hiếu cha mẹ ở Hội An cũng mang ý nghĩa tưởng nhớ, biết ở bậc sinh thanh. Nhưng tại phố cổ lại diễn ra lễ thả đèn hoa đăng khi phố xá tắt hết đèn. Đây là khung cảnh rực rỡ của Hội An về đêm rất đáng để tham gia.

6. Lễ tế Cá Ông – Lễ hội cầu mong “sóng yên biển lặng”

  • Địa điểm: Lăng Ông tại làng chài Hội An, Quảng Nam
  • Thời gian: Giữa tháng 3 âm lịch

Một trong những lễ hội ở Hội An được tổ chức rất lớn. Với ý nghĩa là tỏ lòng biết ơn tới cá Ông đã phù hộ, đem lại những ngày sóng yên, biển lặng cho ngư dân và người biên bán ra khơi an toàn.

7. Lễ hội Cầu Bông

  • Địa điểm: Làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hòa
  • Thời gian: Ngày 7 tháng giêng âm lịch
lễ hội ở Hội An
Múa lân trong lễ hội Cầu Bông của làng rau Trà Quế

Đây là một nét phong tục, tập quán của người Hội An. Tới du lịch Hội An hay làng rau Trà Quế vào đúng ngày 7 tháng giêng du khách sẽ được hòa mình vào lễ hội. Đ

8. Lễ hội rước Long Chu Hội An

  • Địa điểm: Các làng biển tại thị xã Hội An
  • Thời gian: 15 tháng giêng và tháng 7 mỗi năm

Đây là một lễ hội ở Hội An mang ý nghĩa để xua đuổi tà ma, đem lại cuộc sống yên ếm, hạnh phúc. Tới du lịch Hội An du khách có thể chọn thời điểm này để hòa vào không khí lễ hội.

9. Lễ hội làng gốm Thanh Hà – Lễ hội truyền thống tại Hội An

  • Địa điểm: Làng gốm Thanh Hà
  • Thời gian: Ngày 10 tháng 7 âm lịch
lễ hội ở Hội An
Các trò chơi thu hút rất đông du khách tham gia

Đây là lễ hội giỗ tổ nghề làm gốm để tưởng nhớ, biết ơn tới những nghệ nhân đã có công xây dựng làng gốm Thanh Hà.

10. Lễ hội tết Nguyên Tiêu

  • Địa điểm: Khu phố Hội An
  • Thời gian: Rằm tháng giêng

Đây là một lễ hội ở Hội An thường được tổ chức long trọng. Với ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới nhiều bình an, phước lành. Đặc biệt, có rất nhiều hoạt động diễn ra.

11. Lễ giỗ tổ làng mộc Kim Bồng 

  • Địa điểm: Làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An.
  • Thời gian: Mùng 6 tháng giêng

Một lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao của các vị tổ nghề truyền lại cho thế hệ sau một kế mưu sinh. Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian thu hút đông khách thập phương

12. Lễ giỗ tổ nghề Yến – Lễ hội ở Hội An 

  • Địa điểm: Xã đảo Tân Hiệp- Cù Lao Chàm
  • Thời gian: Mùng 9 và 10 tháng 3 âm lịch

Nếu có dịp du lịch Hội An 2 ngày 1 đêm hãy lên lịch đúng ngày để tham gia lễ hội giỗ tổ nghề yến. Những nghi thức long trọng được tổ chức nhằm tri ân các tiền bối.

Một số lễ hội ở Hội An cùng các hoạt động khác

Đâu chỉ có những lễ hội mang nét đặc trưng của phong tục, tập quán Hội An. Mà nơi đây còn có rất nhiều lễ hội, hoạt động văn hóa diễn ra.

Số thứ tự Lễ hội (Hoạt động) Thời gian diễn ra Địa điểm
1 Lễ cúng thần Nông 16 tháng giêng âm lịch Bãi bắp khối Thanh Nam, P.Cẩm Nam
2 Lễ Vía Lục Tánh Vương Gia 16 tháng 2 âm lịch Hội quán Phúc Kiến
3 Lễ vía Quan Âm 19 tháng 2 âm lịch Minh Hương Phật tự (Chùa Bà)
4 Lễ hội Âm nhạc và Ẩm thực 29/4 đến 01/05/2023 Bãi biển Cẩm An
5 Festival biển “Hội An – Cảm xúc mùa hè” Tháng 6 và 7/2023 Các bãi biển trên địa bàn thành phố
6 Festival miền biển “Cù Lao Chàm – Mùa hoa Ngô đồng đỏ năm 2023 “ 7/2023 Cù Lao Chàm
7 Chợ phiên làng Chài Tân Thành Tối thứ 7, CN hằng tuần Số 17 – 48, đường Nguyễn Phan Vinh
8 Đêm Cù Lao Tối thứ 7, CN hằng tuần Cù Lao Chàm

Tham gia lễ hội ở Hội An lưu trú ở đâu?

Là thành phố du lịch rất phát triển, vậy nên các khách sạn tốt nhất ở Hội An không chỉ nhiều mà còn có dịch vụ chất lượng, mức giá phù hợp.

Đặc biệt nhiều homestay Hội An có thiết kế độc đáo sẽ là nơi lưu trú lý tưởng trong chuyến du lịch khám phá lễ hội ở Hội An.

lễ hội ở Hội An
Hội An lung linh trong đèn lồng ở lễ hội tết Nguyên Tiêu

Hoặc du khách chọn lịch trình du lịch Đà Nẵng Hội An có thể lưu trú tại các khách sạn Đà Nẵng. Sau đó di chuyển tới Hội An và về trong ngày.

Những lưu ý khi tham gia lễ hội ở Hội An

Dưới đây là những lưu ý khi tham gia các lễ hội trong dịp du lịch Hội An, để chuyến đi của bạn thoải mái và ý nghĩa hơn.

  • Rất nhiều lễ hội hoạt động vào buổi tối, nếu ở lại quá khuya hãy đi theo team để an toàn lúc trở về.
  • Nếu tham gia các lễ hội giỗ tổ nghề, lễ hội bà Thu Bồn,… Nên mặc các trang phục lịch sự. Đi nhẹ nói khẽ trong các phần lễ để đảm bảo trang nghiêm.
  • Vì các lễ hội ở Hội An đều có ngày cố định nên hãy đặt nhà nghỉ, khách sạn Hội An từ sớm để có mức giá tốt.
  • Luôn giữ vệ sinh ở tất cả các khu vực lễ hội và ở Hội An để giữ cho khu du lịch được xanh, sạch, đẹp.
  • Bạn nên đăng ký tour du lịch một ngày để trải nghiệm đầy đủ lễ hội ở Hội An. Cakhobakien gợi ý cho bạn tour du lịch Hội An 1 ngày: https://dulichsontra.com/tour/tour-hoi-an để bạn tham khảo lịch trình và xem chi phí khi tham dự lễ hội ở Hội An theo tour khác gì với tự túc nhé.

Những câu hỏi liên quan tới lễ hội ở Hội An

Các lễ hội ở Hội An diễn ra khi nào?

Các lễ hội truyền thống ở Hội An diễn ra vào nhiều thời điểm trong năm. Nhưng đa phần là vào dịp đầu năm mới. Chính vì vậy, du lịch Hội An vào thời điểm đầu năm (âm lịch) cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.

Tham gia các lễ hội ở Hội An có mất phí không?

Đa phần các lễ hội trăng rằm phố cổ hay hội hoa đăng,… đều không mất phí tham gia. Vậy nên hãy yên tâm để thưởng thức, hòa mình vào không khí nơi đây nhé.

Tham gia vào các lễ hội ở Hội An giúp bạn hiểu hơn về văn hóa, con người “xứ Đàng trong”. Để từ đó thêm yêu, tự hào, hãnh diễn hơn về lịch sử nghìn năm văn hiến của đất nước hình cong chữ S.