Cá kho Bá Kiến – Thương hiệu Cá kho làng Vũ Đại đẳng cấp Quý Tộc

Nước mắm cua đồng, đặc sản đậm vị đồng quê của người Nghệ Tĩnh

Nước mắm cua đồng

Nước mắm cua đồng

Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã quá quen thuộc với nước mắm – một loại gia vị nổi tiếng mang đậm hương vị Việt Nam. Bên cạnh mắm cá, mắm ruốc, nước mắm cua đồng cũng mang hương vị đậm đà và vị ngon rất đặc trưng. Là một loại gia vị được dùng trong nhiều món ngon, hãy cùng cá kho Bá Kiến tìm hiểu về cách làm cũng như cách sử dụng của loại gia vị này nhé!

Nước mắm cua đồng là gì?

Nước mắm cua đồng là một trong những đặc sản nổi tiếng của các tỉnh miền trong. Trong đó phải kể đến vùng Nghệ Tĩnh hay Sóc Trăng. Đây là một loại gia vị được chế biến từ nguyên liệu chính là cua đồng. Quá trình chế biến kết hợp với các loại nguyên liệu phụ và một số gia vị để tăng vị thơm và đậm. Trong đó gồm có thính ngô, riềng, hạt tiêu, hành tăm, nghệ, gừng và vỏ quả tắc.

Loại mắm này khi hoàn thành đậm đà, có vị ngọt của thịt, một chút cay cay của ớt và vị thơm của gừng. Các hương vị kết hợp với nhau một cách hoàn hảo tạo nên một loại nước chấm, gia vị trứ danh.

Mùa bắt cua đồng ở miền quê Nghệ An, Hà Tĩnh rơi vào mùa gặt. Cua đồng vừa nhiều, lại to và ngon. Những mẻ cua đồng dù để bán hay để nấu canh, người dân cũng không quên bớt lại để làm một hũ nước mắm cua đồng để thưởng thức dần dần.

Nước mắm cua đồng được dùng để làm gì?

Nước mắm cua đồng có được sử dụng như các loại mắm thông thường khác hay không? Câu trả lời sẽ được tiết lộ ngay sau đây:

Một loại nước chấm đậm đà

Tương tự như mắm cá hay mắm ruốc, nước mắm cua đồng là một loại nước chấm đậm đà trong mâm cơm của người Việt. Người miền trong đặc biệt yêu thích loại mắm này. Một số món ăn như rau luộc, thịt luộc, chả,.. chấm mắm cua đồng sẽ rất tuyệt vời.

Rau luộc chấm mắm cua là cách kết hợp tuyệt vời

Khi sử dụng mắm cua đồng làm nước chấm, bạn có thể pha thêm với gừng, tỏi, ớt, chanh,.. tùy khẩu vị của người ăn.

Gia vị cho các món ăn

Không chỉ là nước chấm, nước mắm cua đồng còn là gia vị được sử dụng phổ biến trong nấu ăn. Thêm một chút mắm cua đồng vào canh, món xào hay món kho cũng sẽ làm dậy mùi thơm và khiến món ăn đậm đà, hấp dẫn hơn rất nhiều.

Nước mắm cua đồng – nguyên liệu quan trọng của món cá kho làng Vũ Đại

Cá kho làng Vũ Đại là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hà Nam mà chắc hẳn nhiều người biết đến. Nước mắm cua đồng chính là một trong những nguyên liệu quan trọngtrong cách kho cá của món ăn này. Mắm cua đồng làm cá kho Vũ Đại phải là mắm chuẩn, được đặt mua từ những vùng làm mắm ngon nổi tiếng.

Ngày nay, cá kho làng Vũ Đại được phân phối rộng rãi và được nhiều thực khách yêu thích. Nếu bạn muốn thưởng thức có thể tìm mua tại các cửa hàng đặc sản uy tín, chất lượng.

Nước mắm cua đồng là nguyên liệu quan trọng cho đặc sản cá kho làng Vũ Đại

Cách làm nước mắm cua đồng đơn giản

Quy trình làm mắm cua đồng không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và công phu. Nếu bạn muốn thử sức với nguyên liệu dễ tìm nay, cá kho Bá Kiến sẽ chia sẻ cách làm nước mắm cua đồng đơn giản nhất.

Sau khi cua được bắt về, bạn cần làm sạch cua bằng cách ngâm nước trắng hoặc nước gạo càng tốt cho cua nhả hết chất bẩn ra. Cua để làm mắm phải là những con cua thật tươi, đều, không nên chọn cua đã chết. Chỉ cần một ít cua không còn tươi cũng sẽ khiến hũ mắm của bạn không được hoàn hảo như ý.

Trước khi bóc cua, bạn tiếp tục ngâm cua một lần nữa với nước muối để khử sạch các loại vi trùng và để quá trình bóc cua được dễ dàng hơn. Sau đó, chúng ta sẽ tiến hành muối và ủ mắm cua. Bạn có thể ủ mắm cua theo 2 cách

Cua để ủ mắm phải tươi ngon, đồng đều

Giã cua trước khi ủ

Theo cách này, sau khi bóc cua, bạn cho vào cối giã nhuyễn bằng phương pháp thủ công rồi lọc lấy nước. Bước này tương tự như bước giã cua khi chúng ta nấu canh. Tiếp theo, nước cua bạn đem trộn đều với muối hột, hành tăm giã nhuyễn, thính ngô rang vàng giã nhỏ, một ít vỏ tắc, riềng khô giã nhỏ và một ít mật mía cho dậy mùi thơm.

Nước đó bạn cho vào hũ sạch, đem phơi nắng. Sau khoảng 10 ngày ủ, mắm cua bắt đầu hình thành và bạn sẽ cảm nhật được mùi thơm, hương vị phảng phất khắp không gian.

Ủ nguyên mai và yếm cua

Cách thứ hai là bạn đem cả mai cua, yếm cua đi ủ. Bạn chuẩn bị một cái chum sạch, xếp lần lượt các nguyên liệu vào theo thứ tự: một lớp muối, một lớp cua, một lớp thính. Trung bình 1kg cua sẽ cần dùng khoảng 0.5kg muối sẽ cho hương vị vừa vặn và đậm đà nhất. Sau khi đã xếp xong, bạn dùng một vỉ tre để nén lại như nén cà.

Dùng một hòn đá nặng đè lên trên để kích thích quá trình tạo mắm. Sau khi đã xong thì bạn dùng vải xô đậy kín nắp chum, đặt cạnh bếp củi hoặc đem ra phơi nắng. Theo cách muối thứ 2 này, bạn sẽ phải đợi ít nhất 3 tháng để thưởng thức mắm cua. Tuy nhiên, cách làm nào cũng sẽ tạo hương vị vô cùng đặc biệt cho món ăn.

Mắm cua để càng lâu càng dậy và càng ngon. Người dân vùng chiêm trũng có nơi ăn mắm cua quanh năm, mắm cua như một thức gia vị hàng ngày không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người dân.

Hướng dẫn bảo quản nước mắm cua đồng

Nước mắm cua đồng bảo quản rất đơn giản. Nếu đã làm theo đúng công thức, bạn chỉ cần bảo quản nước mắm ở nhiệt độ thường. Sau khi mắm được ủ xong, bạn có thể chắt ra chai, lọ để trong bếp dùng dần.

Nếu không, bạn hoàn toàn có thể để nước mắm cua đồng trong chum, vại và lấy ra ăn theo bữa, tương tự như cách người Việt dùng tương truyền thống.

>> Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến đặc sản nước mắm cua đồng. Đừng quên theo dõi trang của chúng mình để cập nhật thêm nhiều kiến thức ẩm thực bổ ích nhé!

4.7 / 5 ( 3 votes )
Exit mobile version