Nước mắm là một loại gia vị được sử dụng rất nhiều trong việc chế biến món ăn cũng như dùng để làm nước chấm. Dù được sử dụng với mục đích gì thì nước mắm là loại nguyên liệu ổn định, có hàm lượng dĩnh dưỡng cao. Gia đình có thể học cách làm nước mắm từ cá đồng tại nhà thơm ngon, tròn vị. Cùng tìm hiểu với cá kho Bá Kiến qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Giới thiệu một số thông tin về nước mắm
Nước mắm đã được phát triển từ lâu đời cùng với lịch sử dân tộc và mang đậm bản sắc đặc thù của Việt Nam. Nước mắm hấp dẫn mọi người bởi cái hương vị đặc biệt của nó và bởi giá trị dinh dưỡng cao mà nó mang lại. Nước mắm là một sản phẩm thủy phân từ thịt cá trong muối biển. Nước mắm được sản xuất theo phương pháp truyền thống nhờ vào quá trình lên men tự nhiên và do nhiều tác dụng của hệ enzyme có sẵn trong ruột cá.
Nước mắm được sản xuất từ cá và muối không chỉ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam mà còn được ưa chuộng tại rất nhiều nước khác trên thế giới. Nước mắm Với những loại nước chấm tương tự hoặc gần giống thì ở Nhật Bản có shottsuru hay senji; ở Thái Lan có lampla; ở Miến Điện có Ngapi; ở Indonesia có Ketjap Ikan; ở Philippin có patic; ở Hy Lạp có garum hay ở Châu Âu sẽ có anchovy. Với các phương pháp chế biến có phần khác nhau nên các sản phẩm cũng sẽ có khẩu vị không giống nhau.
Tham khảo:
Để làm được một hũ nước mắm ngon, bạn nên chọn nguyên liệu thật chuẩn. Có rất nhiều loại cá có thể muối để làm ra nước mắm như cá sông, cá biển, cá đồng,… Trong đó chủ yếu cá biển sẽ được ưu tiên chọn nhiều hơn nhưng không có nghĩa những loại cá kia khi làm nước mắm sẽ không ngon. Về cá biển thì có rất nhiều loại như cá nục, cá cơm, cá ngừ,… Tuy nhiên, thơm ngon nhất vẫn là cá cơm và cá đồng vì chúng có độ thanh đạm phù hợp, phân hủy nhanh và cho một mùi hương đậm đà hợp với khẩu vị truyền thống.
Xem thêm bài viết:
Cách làm nước mắm từ cá đồng
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cá rô, cá trắng,… tươi sống về để làm mắm.
Tùy theo nhu cầu sử dụng và lượng mắm mong muốn làm ra để xác định được lượng cá cần mua (theo chúng tôi tham khảo với cách làm mắm cá biển của người dân Cát Hải thì trung bình cứ 1 tấn cá và 1200 lít nước sẽ rút được 700 lít mắm loại 1; 600 lít mắm loại 2 và 900 lít mắm loại 3 hoặc cách làm quy mô nhỏ để sử dụng trong gia đình thì cứ 30kg cá sẽ cho ra cho 15 lít nước mắm).
- Muối: cứ 3kg cá thì sẽ cần 1kg muối.
- Hũ đựng bằng sành, sứ, thủy tinh và phải khử trùng thật sạch.
- Có thể thêm dứa, mật ong hoặc nước đường để tăng vị ngon cho nước mắm.
– Sơ chế nguyên liệu:
- Cá mua về, loại bỏ ruột, sau đó để vào rổ rồi rửa cho sạch (nếu làm bằng cá rô phi thì phải chú ý vì cá có lớp màu đen bên trong khoang bụng sẽ gây mùi tanh). Bạn rửa khoảng 5- 7 lần khi nào cảm thấy cá sạch không còn nhớt và không còn mùi tanh.
- Sau đó, pha nước muối, cho phần cá vừa làm sạch vào, để một lúc rồi vớt cá ra để cá ráo sạch nước.
– Cách làm nước mắm từ cá đồng
- Tiếp theo trộn đều cá và muối theo tỷ lệ cá- muối = 3:1. Nên trộn thật kỹ để cá ngấm muối. Sau đó, cho cá vào dụng cụ chứa bằng sành, sứ hoặc thủy tinh, đậy chặt và bịt thật kín. Bạn cũng có thể làm theo cách là xếp cá và muối lần lượt, xen kẽ nhau, cứ 1 lớp cá lại phủ lên trên 1 lớp muối để cá ngấm đều muối.
- Sau đó bạn để vại cá muối ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Sau 48 tiếng mở nắp ra dùng đũa (đũa phải thật sạch, tráng nước sôi, để khô). Với cá muối theo cách thức này chỉ làm số lượng ít và làm hũ nhỏ, sau 15 ngày là có thể lọc được nước mắm để ăn.
- Tuy nhiên, khi làm nước mắm với số lượng nhiều, để từ cá cho ra nước mắm cần khoảng 6- 7 tháng, càng để lâu nước mắm càng ngon, càng thơm do cá phân hủy hết.
- Nếu muốn nước mắm thêm phần thơm ngon hơn và có thể kiểm soát được mùi vị tự nhiên của nước mắm, bạn có thể sử dụng thêm một phần trái dứa hoặc mật ong, nước đường. Thêm một vài thành phần như vậy sẽ giúp nước mắm thơm hơn, dậy mùi đồng thời giúp màu đẹp, cân bằng độ mặn của nước mắm.
Làm nước mắm từ cá đồng chú ý điều gì?
Để tạo nên giọt nước mắm thơm ngon, giàu dinh dưỡng thì khâu chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế nguyên liệu cần thận trọng, tỉ mỉ. Đây là 2 khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp chất lượng của nước mắm. Do đó khi bắt đầu học cách làm nước mắm từ cá đồng bạn đừng bỏ qua mẹo nhỏ dưới đây nhé!
- Khâu vệ sinh dụng cụ chứa nước mắm là vô cùng quan trọng để quyết định độ sạch hay không sạch của món nước mắm. Thay vì chỉ rửa bằng nước thường, tráng qua vài lần rồi úp lại cho ráo nước, bạn nên trần qua nước sôi để tiệt trùng, sau đó, để hũ ở nơi thoáng mát cho nhanh khô.
- Không nên sử dụng vật chứa bằng nhựa để đựng nguyên liệu và thành phẩm nước mắm làm ra vì những chất độc từ nhựa sẽ thấm vào nước mắm, làm mất đi hương vị của mắm. Đặc biệt, có một số loại nhựa không để muối cá được như ABS, PSHI, PVC,…
- Nguyên liệu chuẩn là yếu tố quyết định chất lượng thơm ngon của hũ nước mắm cá đồng. Nên chọn những loại cá nhỏ để dễ muối, ví dụ như cá rô, cá sặc, cá trắng vì chúng nhỏ, phân hủy nhanh hơn và có vị đậm đà riêng của cá nước ngọt.
- Trong quá trình sản xuất nước mắm tuyệt đối không để nước lã dính vào, chỉ cần vài giọt trộn lẫn vào thì nước mắm sẽ không đạt tiêu chuẩn, không thể ra thành phẩm thơm ngon được.
- Nước mắm đạt tiêu chuẩn là nước mắm có màu đẹp (có thể từ cánh gián đến vàng rơm), khi ngửi mùi không nồng mà có hương thơm nhẹ, khi nếm cảm giác không bị gắt vì mặn.
Một bật mí nhỏ dành cho chị em nội trợ trong việc chế biến món ăn gia đình. Đối với các món cá kho, xào rau, chấm giò, chả,… đừng quên kết hợp với nước mắm từ cá đồng. Đây hứa hẹn là gia vị giúp món ăn trở nên thơm ngon, nâng tầm chất lượng bữa cơm gia đình.
Bài viết đã chia sẻ đến quý khách hàng cách làm nước mắm từ cá đồng tại nhà đơn giản, hiệu quả. Mỗi khâu thực hiện được chúng tôi hướng dẫn cụ thể để mang đến giọt nước mắm thơm ngon, giàu dưỡng chất. Chúc bạn sẽ thực hiện thành công và cho ra thành phẩm ưng ý để bữa cơm gia đình thêm đậm đà.